Ai chữa được bệnh thành tích, bệnh giả dối trong ngành giáo dục bây giờ?
Trường học là nơi đào tạo con người, là nơi nuôi dưỡng cho con người những giá trị cốt lõi nhất để trưởng thành nhưng trường học còn giả dối thì biết tin vào ai bây giờ?
Muốn kìm hãm bệnh thành tích trong giáo dục thì điều đầu tiên phải thay đổi từ cấp vĩ mô. Lãnh đạo ngành giáo dục không áp chỉ tiêu một cách cứng nhắc mà cần nhìn nhận thực tế của ngành mình, địa phương mình mà giao chỉ tiêu cho các đơn vị nhà trường.
Các trường học, đặc biệt là các thành viên Ban giám hiệu không nhất thiết phải “xấu hổ” khi họp hành, giao ban. Điểm của trường mình thấp nhưng đánh giá đúng đó mới là niềm tự hào vì thầy cô giáo đã hướng học trò tới giá trị thật.
Không cần thiết phải làm mọi cách để được “rửa tai” bằng những lời có cánh, không nhất thiết phải có danh hiệu thi đua tập thể cuối năm mà phải làm mọi cách để đạt được.
Thầy cô giáo phải là người trung thực nhất để "nói không" với bệnh thành tích. Không cần “nâng uy tín” của mình khi hào phóng cho điểm học trò một cách tùy tiện. Không cần "diễn sâu" trong các tiết dự giờ, thao giảng, dự thi và các hoạt động.
Không đổi trắng, thay đen bằng cách những điểm thấp của học trò thì cho kiểm tra lại hoặc “cấy điểm” cao vào. Khi kiểm tra không “tháo khoán” không lờ đi những hành vi quay cóp của học trò.
Thầy cô cũng đừng dùng chiêu trò kéo học trò đến nhà dạy thêm rồi khi kiểm tra cho học sinh biết đề trước đề bài để học trò có điểm cao mà thấy cô được khen là “dạy giỏi”.
Muốn triệt tiêu được “bệnh thành tích”, “bệnh giả dối” trong giáo dục phải bắt đầu từ những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các nhà trường chứ không thể là ai khác. Thầy cô phải là người trung thực thì học sinh mới trở thành người trung thực...
Nói gì thì nói, lãnh đạo có quở trách cũng chỉ có một vài lần trong cuộc họp còn việc giảng dạy trong nhà trường là cả năm học và cách giáo dục, đánh giá học lực của học trò có ảnh hưởng đến cả một đời người.
Thầy cô đánh giá học trò bằng sự giả dối, hư danh thì tương lai xã hội cũng sẽ có những con người giả dối. Bởi các em đã được “nuôi dưỡng” tinh thần này từ những lúc 6,7 tuổi đầu- khi các em mới chập chững bước vào trường học!
...Haizz...
- Nghệ thuật
- Tình cảm
- Kỹ năng sống
- Mẹo hay
- Giáo dục
- Quan điểm
- Thủ công
- Nhịp điệu
- Ẩm thực
- Film
- Sự cân đối
- Juegos
- Sức khỏe
- Văn học
- Âm nhạc
- Mạng máy tính
- Thể loại khác
- Mua sắm
- Thể thao