4 loại người mà những người càng có vị thế trong xã hội càng tránh xa
Nửa đời trước, chúng ta cố gắng để sở hữu được thật nhiều thứ. Nửa đời sau, chúng ta cần phải học cách buông bỏ. Người cao minh sẽ biết phải tránh xa 4 loại người sau đây.
Khi đã bước vào nửa sau của cuộc đời, điều cần làm là buông bớt những gánh nặng. Đời người mệt mỏi vì một chữ dục. Con người tự biến mình thành trâu ngựa để nghe theo sự sai khiến của dục vọng. Chỉ có buông bỏ dục vọng thì con người mới được bình yên.
Nửa đời trước, chúng ta cố gắng để sở hữu được thật nhiều thứ. Nửa đời sau, chúng ta cần phải học cách buông bỏ. Giai đoạn trước là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành. Giai đoạn sau là một minh chứng cho thấy con người đã trưởng thành sau bao thử thách. Người nào càng thông minh thì họ càng sẵn lòng buông bỏ. Người cao minh sẽ biết phải tránh xa 4 loại người sau đây.
1. Người hay oán trách
Khi nhìn thấy một bức hình đẹp, người ta hay nói: "Đẹp quá! Bạn dùng máy ảnh gì đấy?" Nhưng nếu là một bức hình tồi, người ta sẽ ngay lập tức chê bai trình độ của người chụp.
Đây chính là một ví dụ điển hình cho những người hay trách móc, tìm cớ biện hộ cho thất bại. Họ quen với việc thành công là do mình, còn thất bại là do hoàn cảnh. Nhưng đối với người khác, thành công là do may mắn, thất bại lại là do kém cỏi.
Ở trên lớp, bạn không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài. Lúc đi thi, bạn giở trò gian lận. Đến khi nhìn người khác có học bổng, bạn lại than mình thật là đen đủi.
Lúc làm việc, bạn chỉ làm cho xong. Khi nhìn đồng nghiệp được tăng lương thăng chức, bạn thầm mỉa mai toàn lũ lươn lẹo hay đi nịnh sếp. Bạn tự cho mình là thanh cao nên không được cơ hội như họ. Lúc thấy mọi người xung quanh hạnh phúc, bạn lại trách cha mẹ không thể cho mình một điều kiện sống tốt hơn.
Con người trách móc để che giấu những thiếu sót của bản thân. Nhưng làm vậy chỉ càng khiến con người trở nên u mê và tụt hậu. Vì thế, trách móc được coi là một trong những khuyết điểm chí mạng của con người.
Khổng Tử nói: "Không trách trời, không trách người, khiêm tốn học hỏi và không ngừng tiến bộ." Khi gặp khó khăn, bạn không nên than trời trách đất, cũng đừng oán giận người khác. Thay vào đó bạn cần phải chuyên tâm học hành tu dưỡng. Bạn càng nỗ lực thì càng thu hút được những điều may mắn và tích cực trong vũ trụ. Bạn càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực thì những điều đen đủi sẽ kéo đến với bạn nhiều hơn.
Cách tốt nhất để thay đổi số mệnh chính là thay đổi thái độ. Thay vì trách móc, bạn hãy tập trung năng lượng để tìm cách giải quyết vấn đề. Khi cố gắng đẩy lùi mọi cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ phát hiện mọi thứ vốn không tệ như đã nghĩ. Chính việc than vãn, oán trách mới khiến bạn mệt mỏi đến như vậy.
2. Người lười biếng
Lười biếng cũng là một điểm xấu thâm căn cố đế của con người. Đa số ai cũng thích có một cuộc sống giàu sang và an nhàn. Mong muốn này dễ khiến chúng ta mắc phải một căn bệnh dai dẳng vô phương cứu chữa. Đó là bệnh lười. Cũng chính bệnh lười đã tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa kẻ nghèo và người giàu, người giỏi giang và kẻ tầm thường.
Vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh Tăng Quốc Phiên coi lười chính là nguồn gốc tạo ra mọi tật xấu của con người. Vì vậy, ông luôn kiên cường đấu tranh với chính những thói xấu của mình. Nhờ thế, ông đã có một sự nghiệp lừng lẫy khó ai bì được. Bí quyết vượt lên nghịch cảnh của ông chính là luôn nghiêm khắc với chính mình trong mọi hoàn cảnh.
Giống như câu ca dao xưa:
"Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày"
Những người lười biếng luôn tìm cớ biện minh cho mình. "Kiếp này tôi nghèo thì sau khi chết, tôi sẽ đi lên thiên đường." Chỉ là họ không biết, đối với người biết chịu khó để thành công thì họ thực sự đã sống trong thiên đường ngay khi vẫn còn có mặt trên đời.
Nửa sau của cuộc đời, khi mà nhiệt huyết đã vơi cạn, con người dễ rơi vào cảnh được chăng hay chớ. Tuy nhiên, đây mới là thời khắc quyết định làm nên sự khác biệt của những số phận. Chính vì vậy, sư nỗ lực trong những năm tháng này sẽ quyết định đến hạnh phúc của cả đời người. Người giỏi hơn bạn còn đang cố gắng nhiều như vậy. Cớ sao bạn vẫn ở đây viện cớ cho thói lười của mình?
3. Người có nhiều dục vọng
Dù bề ngoài có đẹp đẽ đến đâu, sâu bên trong, con người vẫn luôn có những dục vọng điên cuồng. Ai cũng muốn ở nhà lầu xe hơi, ăn uống sang chảnh. Bởi vì có quá nhiều dục vọng nên chúng ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đời này không hối tiếc.
Nhưng người ăn quá nhiều thành ra bội thực. Người chơi điện thoại xuyên đêm dẫn đến mù hai mắt. Người thì sẵn sàng bán thận để lấy tiền mua Iphone. Thậm chí có người còn vay nợ hàng chục triệu để mua sắm, cuối cùng vỡ nợ phải nhảy lầu tự sát.
Trong xã hội này, sẽ có rất nhiều người trở nên buông thả vì theo đuổi dục vọng. Họ sống giống như những con ký sinh trùng. Họ không có khả năng tự quyết cuộc đời mình. Họ đã đánh mất bản thân chỉ để đắm chìm trong những khoái cảm nhất thời. Khi mù quáng chạy theo dục vọng, con người sẽ không thể nào lường trước được hậu quả phải gánh chịu. Cuối cùng, họ sẽ phải bán linh hồn mình cho những con quỷ dữ.
Màu sắc sặc sỡ làm ta hoa mắt. Âm thanh ồn ào sẽ khiến đôi tai không còn linh hoạt, sẽ khiến vị giác mất đi độ nhạy bén. Sát sinh quá nhiều sẽ làm con người bộc phát thú tính. Những thứ quý hiếm sẽ khiến con người làm ra những hành vi trái luân thường đạo lý. Vì thế, con người cần phải biết tiết chế lòng tham.
4. Người đạo đức giả
Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ có càng nhiều bạn càng tốt. Như vậy, mỗi khi khó khăn, mình sẽ có chỗ nhờ cậy. Chúng ta luôn mong đợi được kết bạn qua những buổi hội họp rượu chè. Nhưng khi đã trở nên dày dạn từng trải, chúng ta mới hiểu những loại bạn bè đó chẳng thể chơi với nhau lâu. Một người bạn hiểu được nỗi buồn của mình đáng quý hơn ngàn lần so với một nhóm người chỉ sẵn sàng ở bên ta những lúc ta vui.
Một nhà thơ vì có tư tưởng trái ngược mà bị nhà vua lưu đày đến một nơi xa xôi. Những người trước vốn thân thiết vì sợ liên lụy mà bỏ mặc ông. Chỉ có duy nhất một người dù đang mang bệnh nhưng vẫn đến giúp đỡ thu dọn hành lý và tiễn ông một đoạn. So với số còn lại, người này quả đúng là người hiểu được nỗi buồn của nhà thơ.
Bất chấp khoảng cách xa gần, một người bạn thực sự sẽ luôn quan tâm đến đối phương. Họ luôn cố gắng che chở, xoa dịu và giúp đỡ chúng ta. Người đồng chí hướng dù ngăn sông cách núi cũng chẳng thấy xa xôi. Người không chung tiếng nói, dù gần ngay trước mắt nhưng lại xa tận chân trời.
Người bạn tốt như tay vịn nâng đỡ ta bước lên từng nấc thang cuộc đời. Họ là viên thuốc chữa lành vết thương. Họ là chiếc thuyền chở ta băng qua dòng sông cuộc đời. Bạn bè mà lúc giàu thì làm anh em, lúc khó lại thành người dưng chính là loại bạn bè đạo đức giả. Khi đi qua một nửa cuộc đời, bạn bè cần chất chứ không cần lượng. Chúng ta cần phải loại bỏ những thứ giả dối và trân trọng những người tốt đẹp.
Khi còn trẻ, vì muốn nâng tầm bản thân chúng ta đã phải chấp nhận nhiều áp lực. Phần nhiều đó đều là thứ giúp ta vững bước tiến lên phía trước. Sau này, khi đã tìm được chỗ đứng cho mình thì đó cũng lúc chúng ta buông bỏ để tiếp tục bước đi. Bởi vì cuộc sống có đơn giản thì con người mới vui được. Cuộc sống quá phức tạp chỉ khiến chúng ta mau già đi mà thôi. Người thông minh sẽ biết thay đổi để cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu.
- Nghệ thuật
- Tình cảm
- Kỹ năng sống
- Mẹo hay
- Giáo dục
- Quan điểm
- Thủ công
- Nhịp điệu
- Ẩm thực
- Film
- Sự cân đối
- Spiele
- Sức khỏe
- Văn học
- Âm nhạc
- Mạng máy tính
- Thể loại khác
- Mua sắm
- Thể thao