Nỗ lực thừa thãi nhất của một người: Cố gắng hiểu những người không cùng đẳng cấp!

0
0
Đẳng cấp khác biệt, đừng nhiều lời giải thích
Trong cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, nếu thỏ không khinh thường đối thủ, ngôi vị quán quân chắc chắn sẽ thuộc về thỏ. Ai cũng biết rùa ở trên cạn làm sao chạy nhanh được bằng thỏ. Nhưng chúng ta quên mất rùa ở trong nước chắc chắn sẽ bơi nhanh hơn thỏ.

Rùa và thỏ thi chạy. Đường đua thay đổi khiến cho người thắng kẻ thua dễ dàng đổi vị trí cho nhau. Giữa người với người cũng tương tự như vậy. Vị trí khác nhau khiến cho mỗi điều chúng ta nhìn thấy, nghĩ đến, cảm nhận và hiểu được là không giống nhau.

Hai người thuộc hai đẳng cấp khác nhau, không cần cố công giải thích cho nhau nghe. Khi đã đứng ở hai vị trí khác nhau, góc nhìn khác nhau, hai người khó lòng mà hiểu được nhau. Vì vậy, ta đừng làm khó người ta, bắt người ta phải hiểu mình, cũng đừng miễn cưỡng bản thân, bắt bản thân phải hiểu người ta.

Vị trí khác nhau, đừng mong được thấu hiểu

Trình độ nhận thức của một người không thể đánh giá bằng tuổi tác hay học vấn. Xuất phát điểm của mỗi người khác nhau, nên khó có chuyện đồng nhất quan điểm. Cùng là một sự việc, mỗi người có góc nhìn khác nhau, sẽ quan sát và phân tích sự việc ấy theo những cách hiểu khác nhau.

Giống như những thầy bói mù đi xem voi toàn lấy các ý kiến phiến diện chủ quan rồi đưa ra kết luận bừa bãi, luôn có những người ỷ mình có điều kiện thuận lợi mà vội vàng phán xét những sự lựa chọn bất đắc dĩ của người khác. Thế giới có rộng lớn đến thế nào cũng không thể nào thay đổi được sự hẹp hòi trong tâm tư của họ.

Con ếch ngồi đáy giếng cứ tưởng vòm trời này chỉ to bằng cái giếng. Ếch đâu có biết trời không hề nhỏ như nó vẫn hay nghĩ.

Đừng nghe thế giới của mình qua miệng lưỡi của người khác. Hãy dùng thời gian quý báu để hưởng thụ cuộc sống bằng chính trái tim của bạn.

Đẳng cấp khác biệt, đừng nhiều lời giải thích

"Việc của anh à?" "Việc của tôi à?" Những câu trên tuy khó nghe nhưng lại có thể hóa giải hết gần 80% phiền não của mỗi người.

Việc của người ta liên quan gì đến mình. Chúng ta cũng đừng tò mò quá nhiều để rồi làm khó người ta. Chuyện của mình cũng chẳng có can hệ gì với người khác. Vậy nên ta cũng đâu cần quá để tâm đến miệng lưỡi thiên hạ để rồi tự làm khổ mình. Đâu phải ai cũng xứng đáng để chúng ta giải thích và giãi bày.

Người thành đạt thường hiếm khi phí thời gian của mình để tranh cãi với người khác. Họ biết những lần đấu khẩu cho sướng mồm này sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Người ta hay nói: "Giận quá mất khôn". Khi nổi cơn thịnh nộ, chúng ta dễ đánh mất khả năng tự kiểm soát bản thân. Tranh đường với một con chó, ta sẽ bị nó cắn lại, chi bằng ta cứ nhường cho con chó đi trước. Con ve mùa hạ không biết băng lạnh mùa đông. Con ếch ở giếng nào hay biển khơi rộng lớn.

Đời người đâu phải là đấu trường "võ mồm". Đôi khi, im lặng không phải là đuối lý mà là để lấy tĩnh chế động.

Hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương

Trong gia đình, nếu bạn là mẹ chồng, bạn sẽ luôn mong con dâu hiếu thảo với mình. Ngược lại, nếu bạn là con dâu, bạn sẽ luôn mong mẹ chồng yêu thương và đối xử hiền từ với mình.

Trong cuộc sống, nếu như bạn là khách hàng, bạn sẽ luôn mong mình mua được một món hời. Nếu như bạn là ông chủ, bạn sẽ mong khách mua hàng mà không kỳ kèo mặc cả.

Trong công ty, nếu bạn là ông chủ, bạn sẽ luôn muốn nhân viên nhanh nhẹn và chăm chỉ hơn nữa. Ngược lại, nếu bạn là nhân viên, bạn sẽ hi vọng ông chủ tự giác tăng lương cho mình.

Sự chênh lệch vị trí giữa đôi bên sẽ làm nảy sinh sự khác biệt trong mong muốn cá nhân. Ở đời không thiếu những người chỉ thích đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Mỗi khi gặp chuyện, họ thường nghĩ cách làm sao giành lấy nhiều lợi nhất về phía mình.

Nói không chừng, việc hoán đổi vị trí và thấu hiểu cho nhau vĩnh viễn chỉ diễn ra khi đôi bên chịu làm vì nhau. Chỉ có như vậy thì mới đảm bảo được nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Mọi may mắn trên thế gian đều đến từ phúc báo đã được tích lũy bấy lâu. Cuộc sống giống như một tấm gương. Nếu như bạn mỉm cười với đời, thì đời cũng sẽ không "khó ở" với bạn đâu.

Tôn trọng người khác chính là không mong những người khác thấu hiểu mình. Tôn trọng chính mình là khi bạn chẳng còn phí sức đi giải thích với những người không cùng đẳng cấp.

Ở đời, lương thiện chính là: tôi không hiểu việc bạn đang làm nhưng lại tôn trọng sự lựa chọn của bạn. Tôi không tán đồng với bạn nhưng lại cảm thông cho những lựa chọn bất đắc dĩ của bạn.

Love
2
Поиск
Категории
Больше
Quan điểm
Sự vô ơn của con người ngày càng phổ biến, đáng báo động
Biểu hiện của sự vô ơn mà chúng ta rất thường gặp đó là...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2023-08-30 00:22:59 0 0
Thể loại khác
9 câu ngụy biện điển hình của người Việt
Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2020-12-08 09:01:56 0 0
Quan điểm
Giáo dục đang lạm dụng danh hiệu thủ khoa
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa công bố điểm thi, mạng xã hội đã ngập...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2023-06-22 11:43:35 0 0
Quan điểm
Thượng bất chính, hạ tắc loạn
Câu nói "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" xuất phát từ tư tưởng đạo đức...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2024-09-28 16:13:07 0 0
Quan điểm
"Đủ lông đủ cánh"
Khi một người đạt được thành công, điều đó thường là kết quả của sự hỗ...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2024-10-11 13:15:13 0 0