Trách nhiệm của phụ huynh

0
0

Lạm thu tiền trường là vấn đề trở đi trở lại vào mỗi dịp đầu năm học mới. Và thường sau các cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, nhiều tâm tư, băn khoăn và cả bức xúc của phụ huynh lại được chia sẻ. Nơi chia sẻ đầu tiên lại là trên mạng xã hội.

Tranh: Đỗ Minh Tuấn

Vì sao cha mẹ học sinh chọn mạng xã hội để phản ánh những điều không hài lòng mà không phải trong buổi họp, qua các kênh chính thống khác?

Có lẽ vì nhiều người ngại phản biện, sợ bị cho là có "thái độ" ảnh hưởng đến con mình. Cũng có người bận rộn, không có thời gian họp phụ huynh, không muốn mất thời gian vào việc trao đổi, nêu ý kiến. Nhưng họ lại dễ dàng hùa theo những thông tin được ai đó nêu lên mạng xã hội.

Hội đồng nhân dân TP.HCM vừa thông qua nghị quyết quy định mức trần chín khoản thu và cơ chế quản lý thu chi với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường công lập. Ngoài học phí và khoản thu bắt buộc theo quy định hiện hành, các khoản phí này được xác định từ nhu cầu thực tế như phí phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú, dịch vụ ăn sáng, chăm sóc nuôi dưỡng ngoài giờ, khám sức khỏe học sinh ban đầu, dịch vụ sử dụng máy lạnh (tiền điện, bảo trì máy lạnh…), dịch vụ đưa rước học sinh bằng ô tô, ứng dụng công nghệ thông tin…

Quy định về mức trần các khoản thu dịch vụ này, Hội đồng nhân dân TP.HCM nhằm giúp phụ huynh biết các khoản thu để giám sát, tránh lạm thu.

 

Tại Hà Nội và một số địa phương khác, cũng từng có các quy định về khoản thu, mức trần đối với các nội dung nằm ngoài học phí.

Đây là giải pháp để hạn chế việc thu quá nhiều, thu vô lý. Bên cạnh đó là các quy định mang tính nguyên tắc như không thu gộp vào đầu năm học, thực hiện đúng tinh thần tự nguyện của phụ huynh với các khoản thu không bắt buộc, công khai minh bạch quá trình thu chi…

Tuy nhiên, lạm thu tiền trường vẫn "đến hẹn lại lên" bất chấp các quy định, chỉ đạo của các cấp quản lý.

Lý do một phần lớn do chính cha mẹ học sinh đã không thực hiện quyền giám sát và phản biện của mình. Họ chấp nhận cái sai, nhưng mặt khác lại góp phần tạo nên dư luận trên các kênh không chính thống.

Thậm chí thông tin từ cha mẹ học sinh đôi khi thiếu chính xác gây nên cảm xúc tiêu cực cho chính học sinh và xã hội.

Chính thái độ này đã tạo "kẽ hở" để nhiều trường, hội phụ huynh cố ý làm sai khi lợi dụng sự "tự nguyện" của phụ huynh để thu các khoản ngoài quy định, thu vượt trần quy định. Và trên thực tế, phần lớn các khoản thu sai trong nhà trường đều thuộc loại "tự nguyện".

 

Nói như trên, nhiều người sẽ cho rằng không thể đổ lỗi cho phụ huynh - đối tượng đôi khi là "yếu thế" với nhiều nỗi sợ. Trong các văn bản của Bộ GD-ĐT có các quy định về thực hiện xã hội hóa, hoạt động hội phụ huynh.

Và điểm đáng chú ý là đã có quy định ràng buộc trách nhiệm của hiệu trưởng trong vấn đề lạm thu.

Theo đó, hiệu trưởng không vô can nếu hội phụ huynh thu sai, việc thực hiện xã hội hóa sai. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ phụ huynh khỏi "nỗi sợ" khi giám sát, phản biện. Điều cần khích lệ hơn bây giờ chính là trách nhiệm của phụ huynh.

Nguồn: Trách nhiệm của phụ huynh - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Love
1
Поиск
Категории
Больше
Thể loại khác
Phẩm chất đàn ông - Lòng vị tha
Không phải vẻ ngoài đẹp trai bóng bảy, không phải khiếu hài...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2021-02-14 11:07:00 0 0
Quan điểm
Bản ngã là gì? Định nghĩa cái tôi trong mỗi người
Bản ngã là gì? Vì sao trong mỗi con người đều tồn tại một bản...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2022-01-07 02:56:50 0 0
Thể loại khác
Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học
Từ những lời nói thật... Báo Tuổi Trẻ ngày 3.10.2000 đã mời...
От Cùi Bắp Tiên Sinh 2020-12-08 09:03:32 0 0